Trang chủ > Uncategorized > Xêmina môn định giá tài sản

Xêmina môn định giá tài sản

Chương I : Ðôi tượng, mục đích môn định giá tài sản (DGTS)

1. Nêu khái quát lịch sử phát triển thẩm định giá (TDG) ?
2. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản hành nghề TDG ?
3. Nêu quá trình phát triển dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam ?
4. Đối tượng mục đích, nội dung (nhiệm vụ) và phương pháp nghiên cứu môn học DGTS ?
Chương II : Khái niệm cơ bản và nguyên tắc thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường.
1. Nêu các khái niệm về tài sản, quyền sở hữu tài sản, giá trị và thẩm định giá ?
2. Thế nào là giá trị, giá cả, chi phí ?
3. Thế nào là giá cả thị trường và giá phi thị trường ?
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản ?
5. Các nguyên tắc thẩm định giá trong nền kinh tế quốc dân ?
Chương III : Tiêu chuẩn thẩm định giá
1. Mục tiêu và nội dung về tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế là gì ?
2. Mục tiêu và nội dung về tiêu chuẩn thẩm định giá ASEAN là gì ?
3. Những nội dung về tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là gì ?

  • Tiêu chuẩn số 1 ?
  • Tiêu chuẩn số 2 ?
  • Tiêu chuẩn số 3 ?
  • Tiêu chuẩn số 4 ?
  • Tiêu chuẩn số 5 ?
  • Tiêu chuẩn số 6 ?
  • Tiêu chuẩn số 7 ?

Chương IV : Các phương pháp định giá bất động sản.
1. Những đặc điểm chủ yếu của bất động sản là gì ?
2. Nêu các phân loại bất động sản ?
3. Nêu các quyền của chủ thể đối với bất động sản ?
4. Đặc điểm của thị trường bất động sản ?
5. Nêu các phân loại  thị trường bất động sản ?
6. Nêu vai trò của  thị trường bất động sản trong nền kinh tế ?
7. Những nội dung định giá tài sản theo phương pháp so sánh trực tiếp ?
8. Những nội dung định giá tài sản theo phương pháp đầu tư ?
9. Những nội dung định giá tài sản theo phương pháp chi phí ?
10. Những nội dung định giá tài sản theo phương pháp thặng dư ?
11. Nội dung quy trình định giá tài sản ?
Chương V : Các phương pháp định giá máy móc thiết bị.
1. Nêu khái niệm, đặc điểm và cách phân loại máy móc thiết bị ?
2. Mục đích và cơ sở giá trị của định giá  máy móc thiết bị là
3. Những nội dung thẩm định giá máy móc thiết bị theo phương pháp so sánh trực tiếp ?
4. Những nội dung thẩm định giá máy móc thiết bị theo phương pháp chi phí ?
5. Những nội dung thẩm định giá máy móc thiết bị theo phương pháp thu nhập ?
6. Những nội dung thẩm định giá máy móc thiết bị theo phương pháp sử dụng ?
7. Nội dung quy trình thẩm định giá máy móc thiết bị ?

Chương VI : Cơ sở lý thuyết của các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ?
1. Giá trị doanh nghiệp là gì ?
2. Mục đích nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp ?
3. Các yếu tố môi trường về kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, khoa học – công nghệ có tác dụng gì với giá trị doanh nghiệp ?
4. Các yếu tốt về khách hàng, nhà cung cấp, các hãng canh tranh và cơ quan nhà nước có tác động gì tới giá trị doanh nghiệp ?
5. Các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp như hiện trạng về tài sản doanh nghiệp, vị trí kinh doanh, uy tín kinh doanh, trình độ kỹ thuật và tay nghề người lao động, năng lực quản lý kinh doanh có tác động gì đến giá trị doanh nghiệp ?
6. Xác định giá trị doanh nghiệp để làm gì ?
7. Nội dung xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản thuần ?
8. Nội dung xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp. Hiện tại hoá các nguồn tài chính tương lai ?
9. Nội dung phương pháp xác định giá chứng khoán ?
10. Nội dung phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần ?
11. Nội dung phương pháp hiện tại hoá dòng tiền thuần ?
12. Nội dung phương pháp định lượng GoodWill (lợi thế tương lai) ?
13. Nội dung phương pháp định giá dựa vào PER (tỷ số giá lợi nhận thuần) ?
14. Nội dung quy trình định giá giá trị doanh nghiệp ?

Chương VI : Báo cáo và chứng từ thẩm định giá.

 

1. Nội dung của báo cáo thẩm định giá ?

2. Nội dung của chứng từ thẩm định giá ?

3. Nội dung mẫu báo cáo, chứng từ thẩm định giá ?

Trả lời Câu hỏi Xêmina môn định giá tài sản.

Chương I : Ðối tượng, mục đích môn định giá tài sản (DGTS)
1. Nêu khái quát lịch sử phát triển thẩm định giá (TDG) ?

Hiệp hội thẩm định giá mô hình tổ chức được hầu khắp các nước áp dụng, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn khu vực và Thế giới. Phạm vi khu vực có :
Hội những người TDG Châu Âu (TEGOVA)
Hội những người TDG Bắc Mỹ (UPAV)
Hội những người TDG các nước ASEAN (AVA)
Uỷ ban tiêu chuẩn TDG quốc tế (IVSC)
Mục đích là thiết lập các tiêu chuẩn của ngành tạo ra sự thống nhất trong phạm vi khu vực và toàn cầu về trao đổi thông tin phương pháp và kinh nghiệm thẩm định, hỗ trợ nhau để phát triển TDG.

 

Kết Luận :

1.  Các nước công nghiệp:

+ Nhu cầu thẩm định không tăng, nhưng thay đổi về cơ cấu thẩm định.

+ % định giá BĐS giảm, % định giá TSVH và GTDN tăng.

2.  Các nước đang phát triển:

Nhu cầu tăng nhanh, chủ yếu về thẩm định giá BĐS.

3.  TĐV ngày càng đông theo sự phát triển KTTT.

4.  Hình thành các Công ty định giá.

5.  Ra đời Hiệp hội ngành nghề: thẩm định giá khu vực và thế giới.

6.  Có xu hướng nhất thể hoá: Tiêu chuẩn thẩm định.
2. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản hành nghề TDG ?

 

* Khác với nghề nghiệp thông thường, luật pháp nhiều nước quy định: thẩm định giá trị tài sản là một nghề, hoạt động kinh doanh độc lập, do những người có đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp thực hiện, được Nhà nước hoặc các Hiệp hội Thẩm định giá có uy tín cấp giấy phép hoạt động.

* Thẩm định giá về bản chất là một loại công việc nhưng đó là công việc ước tính.

– Số tiền mà TĐV đưa ra … nói lên … điều gì ?

+ Không phải là số tiền … đã biết trước.

+ Không phải là số tiền được… dàn xếp… hay … quyết  định … từ trước.

+ Không phải là … giá bán thực tế.

– Đó là số tiền ước tính….dự báo có khả năng nhất sẽ xảy ra trong một cuộc giao dịch thực sự.

– Đó là một con số… nhưng là con số đưa ra mang tính chủ quan.

– Đó chính là một lời tư vấn … cho khách hàng: nhà nước, nhà đầu tư, nhà quản trị kinh doanh…

– Đó là cơ sở để các chủ thể ra các quyết định… quan trọng về đầu tư, kinh doanh và tài chính.

– Thường phản ánh giá trị của các tài sản lớn …sai lầm trong ư­ớc tính …có thể…dẫn đến những hậu quả nặng nề cho khách hàng…và cho cả người thẩm định.

Con số… lời tư vấn… đưa ra dựa trên cơ sở nào ?

– Kiến thức chuyên môn.

– Kinh nghiệm nghề nghiệp… và…

– Đạo đức của người thẩm định.

– Là người thẩm định:

+ Bạn có chắc chắn là sẽ không bao giờ mắc sai lầm?

+ Bạn vui vẻ khi bị khánh kiệt hay phá sản?

+ Bạn có nhớ câu nói: sinh nghiệp tử nghiệp?

+ Điều gì thôi thúc bạn chọn nghề thẩm định giá?

+ Bạn đã biết gì về rủi ro nghề nghiệp chưa?

+ Gia đình bạn làm thế nào khi bạn trở thành một người rất thích phiêu lưu?

 

Với thẩm định viên :

+ Quy định trách nhiệm về chuyên môn.

+ Quy định trách nhiệm về dân sự.

+ Quy định trách nhiệm về pháp lý.

Các yêu cầu cơ bản của IVSC:

–  Đạt trình độ chuyên môn từ một trung tâm đào tạo chính quy.

–  Có kinh nghiệm phù hợp, có năng lực thẩm định giá trị tài sản.

–  Hiểu biết và sử dụng các phương pháp và kỹ thuật thẩm định  để đưa ra một kết quả đáng tin cậy.

–  Là thành viên của các tổ chức thẩm định giá quốc gia chuyên nghiệp được công nhận.

– Chấp hành Quy tắc hành nghề do IVSC đưa ra.

2.2 NỘI DUNG CỦA TIÊU CHUẨN. ( Tài liệu tham khảo thêm )

03. Doanh nghiệp, tổ chức  thẩm định giá và thẩm định viên phải luôn tôn trọng và chấp hành đúng pháp luật của nhà nước trong quá trình hành nghề. Thẩm định viên phải là người có đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để tiến hành thẩm định giá tài sản.

04. Doanh nghiệp, tổ chức  thẩm định giá và thẩm định viên phải tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và trình độ chuyên môn nghề nghiệp thẩm định giá như sau:

4.1 Tiêu chuẩn đạo đức:

a.  Độc lập;

b.  Chính trực;

c.  Khách quan;

d.  Bí mật;

e.  Công khai, minh bạch.

4.2 Trình độ chuyên môn:

a.  Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;

b.  Tư cách nghề nghiệp;

c.  Tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn.

05. Độc lập: độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên:

–  Thẩm định viên không được nhận thẩm định giá tài sản cho các tổ chức, cá nhân mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế (như góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, là cổ đông chi phối của khách hàng hoặc có ký kết hợp đồng gia công dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá).

–  Trong quá trình thẩm định giá, nếu có sự hạn chế khác về tính độc lập thì doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không loại bỏ được thì doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải nêu rõ điều này trong báo cáo kết quả thẩm định những  mối quan hệ mang tính tập thể hay cá nhân, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tài sản hay với doanh nghiệp là đối tượng của nhiệm vụ thẩm định mà mối quan hệ đó có thể dẫn đến mâu thuẫn lợi ích tiềm tàng.

–  Đối với báo cáo kết quả thẩm định giá của một thẩm định viên khác, thẩm định viên phải xem xét một cách độc lập, khách quan và kết luận thống nhất hay không thống nhất với một phần hay tòan bộ nội dung của báo cáo đó.

06. Chính trực: thẩm định viên phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng trong phân tích các yếu tố tác động khi thẩm định giá. Thẩm định viên phải từ chối thẩm định giá khi khi xét thấy không có đủ điều kiện hoặc khi bị chi phối bởi những ràng buộc có thể làm sai lệch kết quả thẩm định giá.

07. Khách quan: thẩm định viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị trong việc thu thập tài liệu và sử dụng tài liệu để phân tích các yếu tố tác động khi thẩm định giá.

08. Bí mật: doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên không được tiết lộ những thông tin, dữ liệu thực tế của khách hàng hay kết quả thẩm định giá với bất kỳ người ngoài nào, trừ trường hợp được khách hàng hoặc pháp luật cho phép.

09. Công khai, minh bạch:

–  Mọi tài liệu thể hiện tính pháp lý và đặc điểm kỹ thuật của tài sản và kết quả thẩm định giá phải được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong báo cáo kết quả thẩm định giá.

10. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng:

–  Thẩm định viên phải thực hiện công việc thẩm định giá với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, tinh thần làm việc chuyên cần, cân nhắc đầy đủ các dữ liệu thu thập được trước khi đề xuất ý kiến chính thức với giám đốc doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức thẩm định giá.

–  Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thẩm định giá.

11. Tư cách nghề nghiệp: doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được có những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp thẩm định giá. Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên có quyền tham gia Hiệp hội doanh nghiệp thẩm định giá hoặc Hiệp hội thẩm định viên về giá.

12. Tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn: doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải thực hiện công việc thẩm định giá theo những kỹ thuật và tiêu chuẩn chuyên môn đã quy định trong hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định pháp luật hiện hành.

13. Thẩm định viên chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của nội dung báo cáo kết quả thẩm định giá. Giám đốc doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức thẩm định giá chịu trách nhiệm cuối cùng về tính đúng đắn của nội dung báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá trước pháp luật, khách hàng hoặc bên thứ ba.
3. Nêu quá trình phát triển dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam ?

 

3.1. Trước năm 1986.

–  Xuất hiện khá sớm: 400 năm, nhưng chưa thành 1 nghề.

–          Từ 1945 – 1986:

+ Chức năng đánh giá :  Bộ Vật tư.

+ Hầu nh­ư không có thị trường đất đai, LĐ và TLSX chủ yếu.

+ Khái niệm giá cả: danh nghĩa.

+ Việc thẩm định giá trị tài sản theo giá thị trường không xuất hiện và không có ý nghĩa.

3.2.  Giai đoạn 1986 – đến nay:

– Nhu cầu định giá theo giá thị trường đã xuất hiện và ngày càng tăng:

+ Định giá để mua bán, thế chấp, bồi thờng, tính thuế…

+ Định giá để phát mãi và báo cáo tài chính.

+ Định giá DN để CPH, sáp nhập, giao, khoán và cho thuê.

+ Định giá TSVH, thương hiệu và uy tín kinh doanh.

– Nhà nước tổ chức các đoàn đi tham quan và học tập ở nước ngoài.

– Mở nhiều lớp học ngắn ngày trong nước.

– Mời các chuyên gia nước ngoài giảng dạy tại Việt Nam.

– Ngày 08/06/1997: Việt Nam là thành viên chính thức của AVA.

– Ngày 01/06/1998: tham gia IVSC với tư cách là Thông tấn viên .

– Văn bản pháp lý hiện hành liên quan trực tiếp đến TĐG:

+ Dự án về Pháp lệnh giá bắt đầu xây dựng từ 1992. Sau 10 năm:

+ Ngày: 08/05/2002 Công bố Pháp lệnh giá. Hiệu lực: 01/07/2002.

+ Luật đất đai: 26/11/2003.

+ Luật xây dựng: 26/11/2003.

+ Nghị định 187: 16/11/2004. Thông tư 126: 24/12/2004: ĐGDN

+ Nghị định 188: 16/11/2004. Thông tư 114: 26/11/2004: Giá đất.

+ Nghị định 101: 03/08/2005. Thông tư: đang soạn thảo: TĐG.

+ QĐ số 24 ngày 18/04/2005: 3 tiêu chuẩn TĐG.

+ QĐ số 77 ngày 01/11/2005: thêm 3  tiêu chuẩn TĐG + nguyên tắc.

– Chức năng định giá:

+ Hai Trung tâm TĐG của TW trực thuộc Bộ tài chính.

+ Các Trung tâm của địa phương trực thuộc Sở tài chính.

+ Các công ty định giá trong nước và nước ngoài.

– Phương pháp: áp dụng nhiều phương pháp.

+ So sánh.

+ Đầu tư.

+ Chi phí.

+ Thặng dư.

+ Lợi nhuận.

– Giá trị thẩm định năm 2000: 1.000 tỷ đ. Năm 2001: 1.500 tỷ đ.

3.3  Kết  Luận :

1. Nhận thức về thẩm định giá: còn rất hạn chế.

2. Nhu cầu thẩm định giá:

+ Ngày càng tăng và có xu hướng tăng nhanh.

+ Không đều giữa các vùng miền.

+ Tập trung vào đất chuyên dùng, đất đô thị và DNNN để CPH.

3. Thẩm định viên:

+ Thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.

+ Đang tiếp cận với thông lệ quốc tế.

4. Công ty định giá độc lập còn quá ít và non trẻ.

5. Chưa có Hiệp hội thẩm định giá.

6. Cơ sở pháp lý cho nghề TĐG còn bất cập, đang dần hoàn thiện.

7. Rủi ro cho khách hàng và Thẩm định viên là rất lớn.
4. Đối tượng mục đích, nội dung (nhiệm vụ) và phương pháp nghiên cứu môn học DGTS ?

4.1. Đối t­ượng:

Các khái niệm, quan điểm, quy trình, nguyên tắc và phương pháp định giá tài sản, gồm: BĐS, máy móc thiết bị, doanh nghiệp và tài sản vô hình.

4.2. Mục đích:

Cung cấp những kiến thức cơ bản và khoa học về phương pháp luận định giá – giúp học viên có thể vận dụng vào những lĩnh vực chuyên sâu để tiến hành tư vấn và định giá tài sản theo yêu cầu của các chủ thể trong nền KTTT.

1. Mục đích của định giá tài sản.

– Phản ánh đòi hỏi về lợi ích mà tài sản phải tạo ra cho chủ thể trong mỗi công việc hay giao dịch đã được xác định.

– Mục đích định giá là yếu tố chủ quan, ảnh h­ưởng có tính quyết định tới việc xây dựng các tiêu chuẩn về giá trị tài sản.

1.1 Trong hoạt động mua bán, trao đổi:

+ Giúp người bán xác định giá bán.

+ Giúp người mua quyết định giá mua.

+ Thiết lập cơ sở cho sự trao đổi về hiện vật  giữa tài sản này với tài sản khác.

1.2 Trong hoạt động tài chính và tín dụng.

+ Để sử dụng cho việc cầm cố hay thế chấp.

+ Để thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản.

1.3 Trong hoạt động phát triển tài sản và đầu t­ư.

– Để xác định số tiền và các điều khoản cho thuê.

– Để so sánh với cơ hội đầu tư vào các tài sản khác.

– Để quyết định khả năng thực hiện đầu tư.

1.4 Trong hoạt động quản trị doanh nghiệp.

– Để lập báo cáo tài chính hàng năm.

– Để xác định giá thị trường của vốn đầu tư.

– Để xác định giá trị doanh nghiệp.

– Để mua bán, hợp nhất doanh nghiệp.

–  Để thanh lý tài sản.

– Để có phương án xử lý tài sản khi cải cách DNNN.

1.5 Trong hoạt động quản lý nhà nước.

– Để tính thuế khi tài sản được bán hoặc để thừa kế.

– Để xác định giá trị bồi thường thu hồi tài sản.

– Để tòa án ra quyết định phân chia tài sản khi xử án.

– Để xác định giá sàn phục vụ đấu thầu, đấu giá tài sản công, tài sản bị tịch thu.

Nhiệm vụ của phân tích:

– Các quan điểm, quan niệm của con người về giá trị, về tài sản và các nguyên tắc cơ bản trong việc đánh giá giá trị.
– Cơ sở của việc đưa ra các tiêu chuẩn TDG quốc tế. Tiêu chuẩn TDG khu vực. Tiêu chuẩn TDG Việt Nam và Tiêu chuẩn TDG cho sự hành nghề TDG.
– các phương pháp định giá BDS, máy móc, thiết bị, Doanh nghiệp và các TS vô hình.
– Nghiên cứu bản chất của các quy trình và cơ chế định giá TS trong nền kinh tế thị trường
 

3. Phương pháp nghiên cứu:

– Phương pháp luận: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

–           Kiến thức cơ sở:  Quản lý đất đai, Quy hoạch đô thị, Kinh tế và kỹ thuật xây dựng, Kế toán, Kiểm toán, Kinh tế đầu tư, Kinh doanh chứng khoán, Quản trị và Phân tích TCDN.

– Phương pháp cụ thể: tổng hợp, thống kê, phân tích …
Chương II : Khái niệm cơ bản và nguyên tắc thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường.
1. Nêu các khái niệm về tài sản, quyền sở hữu tài sản, giá trị và thẩm định giá ?

 

A, khái niệm về tài sản

Định nghĩa 1 – theo từ điển tiếng việt:

“ Tài sản là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu”.

 

Định nghĩa 2:  Theo chuẩn mực kế toán quốc tế:

“ Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, là kết quả của những hoạt động trong quá khứ, mà từ đó một số lợi ích kinh tế trong tương lai có thể dự kiến trước một cách hợp lý ”.

Định nghĩa 3:  Theo chuẩn mực kế toán việt nam:

“ Tài sản là một nguồn lực:

(a) Doanh nghiệp kiểm soát được; và

(b) Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp ”.

Tài sản vô hình (TSVH):

Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê.

TSCĐVH là TSVH thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại.

+ Nguyên giá TS  xác định được một cách đáng tin cậy.

+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.

+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

Một nguồn lực vô hình là tài sản khi:

1. Xác định được.

2. Kiểm soát được.

3. Mang lại lợi ích tương lai.

Định nghĩa 4:  Theo quan điểm thẩm định giá

Tài sản là nguồn lực được kiểm soát  bởi một chủ thể nhất định ”.

1 – Ý nghĩa, tác dụng và lợi ích:  Giá trị dinh dưỡng, giá trị nghệ thuật, giá trị cuộc sống…

2 – Thời điểm có hiệu lực:          Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký.

3 – Hao phí lao động kết tinh trong hàng hoá:  Giá trị hàng hoá – C. Mác.

4 – Đại lượng, số đo:      Giá trị của hàm số, giá trị của x.

“ Giá trị tài sản là biểu hiện bằng tiền về những lợi ích mà tài sản mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất định ”.

B. Khái niệm quyền sở hữu tài sản :

Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Tài sản bao gồm những vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền về tài sản (ví dụ quyền sử dụng đất).

– Quyền sở hưu là những quyền năng dân sự đối với một tài sản, là tổng hợp các quy phạm PL do nhà nước ban hành để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dung, những tài sản khác theo quy định của bộ luật dân sự . Bao gồm:
– Quyền chiếm hữu: quyền nắm giữ, quản l‎ tài sản
+ Chiếm hữu hợp pháp: chiếm hữu, nắm giữ tài sản theo đúng quy định của nhà nước
+ Chiếm hữu bất hợp pháp:
* Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình: là người chiếm hữu ko biết hoặc do hoàn cảnh ko thể biết việc chiếm hữu ko có căn cứ pháp luật của mình.
* Chiếm hữ bất hợp pháp ko ngay tình: là trường hợp chiếm hữu biết đó là bất hợp pháp hoặc tuy ko biết nhưng cần phải biết người chuyển dịch tài sản cho mình là người ko có quyền chuyển dịch.
– Quyền sử dụng
– Quyền định đoạt
+ Quyết định số phận thực tế
+ Quyết định số phận pháp ly của vật, tài sản thong qua hợp đồng: mua, bán, tặng…

 

C. Khái niệm về Thẩm định giá

* Theo Giáo s­ W. Seabrooke – Viện Đại học Portsmouth V­ơng quốc Anh:

“ Thẩm định giá là sự ước tính về giá trị các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã xác định rõ ”.

*  Theo Fred Peter Marrone – Giám đốc Maketing của AVO (Hiệp hội thẩm định giá Austraylia):

“ Thẩm định giá là việc xác định giá trị của BĐS tại một thời điểm, có tính đến bản chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá. Do vậy, thẩm định giá là áp dụng các dữ kiện thị trường so sánh mà bạn thu thập được và phân tích, sau đó so sánh với tài sản được thẩm định giá để hình thành giá trị của chúng ”.

“ Thẩm định giá là khoa học không chính xác

*  Theo Giáo sư Lim Lan Yuan – Giảng viên trường Xây dựng và Bất động sản – Đại học Quốc gia Singapore:

“ Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể, của một tài sản cụ thể, tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả đặc điểm của tài sản, cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường, bao gồm các loại đầu tư lựa chọn ”.

* Điều 4 Pháp lệnh giá Việt Nam ngày 08/05/2002:

“ Thẩm định giá là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ Quốc tế ”.

Các yếu tố cần có trong định nghĩa:

1 – Thẩm định giá là công việc ước tính.

2 – Thẩm định giá đòi hỏi tính chuyên môn.

3 – Thẩm định giá cho một mục đích nhất định.

4 – Dữ liệu sử dụng có liên quan đến thị trường.

Định nghĩa có tính học thuật của HVTC:

“ Thẩm định giá là việc ước tính bằng tiền với độ tin cậy cao nhất về lợi ích mà tài sản có thể mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất định ”.

Vậy Thẩm định giá là gì ?

– Là một loại nghề nghiệp.

– Là một loại dịch vụ.

– Là dịch vụ tư vấn. – dịch vụ  tư vấn cao cấp.

 


2. Thế nào là giá trị, giá cả, chi phí ?

 

2.  Các cặp khái niệm về giá trị

2.1 Giá trị thanh lý và giá trị hoạt động :

Cặp khái niệm này dùng để chỉ giá trị của doanh nghiệp dưới hai giác độ khác nhau. Giá trị thanh lý (liquidation value) là giá trị hay số tiền thu được khi bán doanh nghiệp hay tài sản không còn tiếp tục hoạt động nữa. Giá trị hoạt động (going-concern value) là giá trị hay số tiền thu được khi bán doanh nghiệp vẫn còn tiếp tục hoạt động. Hai loại giá trị này ít khi nào bằng nhau, thậm chí giá trị thanh lý đôi khi còn cao hơn cả giá trị hoạt động.

2.2 Giá trị sổ sách và giá trị thị trường :

Khi nói giá trị sổ sách (book value), người ta có thể đề cập đến giá trị sổ sách của một tài sản hoặc giá trị sổ sách của một doanh nghiệp. Giá trị sổ sách của tài sản tức là giá trị kế toán của tài sản đó, nó bằng chi phí mua sắm tài sản trừ đi phần khấu hao tích lũy của tài sản đó. Giá trị sổ sách của doanh nghiệp hay công ty tức là giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trừ đi giá trị các khoản nợ phải trả và giá trị cổ phiếu ưu đãi được liệt kê trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Giá trị thị trường (market value) là giá của tài sản hoặc doanh nghiệp được giao dịch trên thị trường. Nhìn chung, giá trị thị trường của doanh nghiệp thường cao hơn giá trị thanh lý và giá trị hoạt động của nó.

2.3 Giá trị thị trường và giá trị lý thuyết :

Cặp giá trị này thường dùng để chỉ giá trị của chứng khoán, tức là giá trị của các loại tài sản tài chính. Giá trị thị trường (market value) của một chứng khoán tức là giá trị của chứng khoán đó khi nó được giao dịch mua bán trên thị trường. Giá trị lý thuyết (intrinsic value) của một chứng khoán là giá trị mà chứng khoán đó nên có dựa trên những yếu có liên quan khi định giá chứng khoán đó. Nói khác đi, giá trị lý thuyết của một chứng khoán tức là giá trị kinh tế của nó và trong điều kiện thị trường hiệu quả thì giá cả thị trường của chứng khoán sẽ phản ánh gần đúng giá trị lý thuyết của nó.

 


3. Thế nào là giá cả thị trường và giá phi thị trường ?

 

A, Khái niệm về giá trị  thị trường.

– Theo IVSC:

“Giá trị thị trường là số tiền trao đổi ước tính về tài sản, vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người bán sẵn sàng bán, với một bên là người mua sẵn sàng mua, sau một quá trình tiếp thị công khai, mà tại đó các bên hành động một cách khách quan, hiểu biết và không bị ép buộc ”.

* Một số tình huống được coi là bị ép buộc.

– Người bán bị ép buộc bán với giá thấp. Có thể xảy ra khi người bán:

+ Gặp khó khăn về tài chính.

+ Sức khoẻ không tốt và buộc phải bán tài sản.

+ Thực hiện di chúc để chi trả theo di chúc.

+  Phát mãi tài sản.

+  Bị trưng thu đất đai.

 

– Người mua bị ép mua với giá cao:

+ Vì không có sự lựa chọn thay thế nào.

+ Mua lại của người đồng sở hữu.

+ Bị ảnh hưởng bởi các lý do về tình cảm.

 

Giải thích bổ sung của  IVSC

GTTT là: mức giá mà các bên đồng ý, thoả thuận sẽ tiến hành mua bán, sau khi đã có thời gian khảo sát, cân nhắc các cơ hội và không bị chi phối bởi thời gian ký kết và thực hiện hợp đồng.

– GTTT là mức giá hình thành trên thị trường cạnh tranh và công khai: thị trường có thể đông người mua, người bán hoặc ít người mua, người bán, nhưng đó nhất thiết phải là thị trường công khai.

“ Giá trị phi thị trường là số tiền ước tính của một tài sản dựa trên việc đánh giá yếu tố chủ quan của giá trị nhiều hơn là dựa vào khả năng có thể mua bán tài sản trên thị trường”.

B, Giá phi thị trường

“ Giá trị phi thị trường là số tiền ước tính của một tài sản dựa trên việc đánh giá yếu tố chủ quan của giá trị nhiều hơn là dựa vào khả năng có thể mua bán tài sản trên thị trường”.

5.1 Giá trị đang sử dụng:

– Là số tiền mà một tài sản đưa lại cho một người cụ thể đang sử dụng tài sản.

– Đó là giá trị của một tài sản khi nó đang được một người cụ thể sử dụng, dùng trong một mục đích nhất định, và do đó không liên quan tới thị trường.

5.2 Giá trị đầu tư:

– là số tiền mà tài sản mang lại cho một hoặc một số nhà đầu tư nhất định, cho một DAĐT nhất định.

– Giá trị đầu tư thể hiện chi phí cơ hội của nhà đầu tư. Mỗi nhà đầu tư có chi phí cơ hội khác nhau, sự giống nhau chỉ là ngẫu nhiên.

5.3 Giá trị doanh nghiệp:

– là số tiền mà một doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình SXKD.

– IVSC cho rằng không thể thẩm định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở GTTT.

5.4 Giá trị bảo hiểmLà số tiền bồi thường cho những tài sản được xác định trong chính sách hoặc hợp đồng bảo hiểm.

5.5 Giá trị tính thuế:  Là số tiền thể hiện giá trị tài sản được quy định trong các văn bản pháp lý, làm căn cứ để tính ra số thuế phải nộp cho Nhà nước.

5.6 Giá trị còn lại:  Là số tiền nhận được từ tài sản sau khi đã trừ chi phí thanh lý, phá dỡ.

5.7 Giá trị tài sản bắt buộc phải bán: Là số tiền thu được từ việc bán tài sản trong các điều kiện: thời gian giao dịch quá ngắn so với thời gian bình thường cần có để giao dịch theo GTTT; người bán chưa sẵn sàng bán và người mua biết rõ sự bất lợi đó của người bán.

5.8 Giá trị đặc biệt:     Là số tiền phản ánh giá trị tài sản được hình thành trong những tình huống giao dịch đặc biệt, mà ở đó các chủ thể đánh giá tài sản vượt quá GTTT.

– Ví dụ:

+ Giá mảnh đất liền kề.

+ Giá hợp nhất doanh nghiệp.

+ Giá cổ phần chi phối.

* Quy trình 10 bước khi thẩm định Giá trị  phi  thị trường ( IVSC ).

1) Xác định rõ tài sản sẽ được thẩm định giá.

2) Xác định rõ các quyền lợi pháp lý gắn với tài sản.

3) Xác định rõ mục đích của thẩm định giá.

4) Định  nghĩa giá trị sẽ được thẩm định.

5) Khảo sát TS và bảo đảm các bước công khai cần thiết.

6) Công khai những điều kiện hoặc tình huống bị hạn chế trong thẩm định.

7) Xác định thời gian hiệu lực của thẩm định.

8) Phân tích các số liệu, tình huống phù hợp với nhiệm vụ thẩm định.

9) Nếu dựa vào cơ sở phi thị trường, thì giá trị thu được là giá trị phi thị trường.

10) Dù cho khái niệm, các bước tiến hành tìm ra GTTT là thích hợp thì thẩm định viên cũng không diễn giải kết quả tìm được như là GTTT.


4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản ?

 

Nhóm yếu tố mang tính vật chất: Là những yếu tố thể hiện thuộc tính hữu dụng tự nhiên vốn có mà tài sản có thể mang lại

Nhóm yếu tố về tình trạng pháp lý: Quy đinh quyền của con người đối với việc khai thác các thuộc tính của tài sản trong quá trình sử dụng.

Nhóm yếu tố mang tính kinh tế: Đó là cung và cầu

Nhóm yếu tố khác :  Như tập quán dân cư, tâm lý người tiêu dùng.

Kết luận tổng thể

1. Có nhiều yếu tố tác động đến giá trị tài sản.

2. Phải xét đến sự tác động của tất cả các yếu tố.

3. Có yếu tố định lượng, có yếu tố định tính.

4. Yêu cầu về năng lực đối với TĐV là rất cao.

5. Muốn giảm sai số khi ước tính giá trị tài sản cần phải nhất trí được về các nguyên tắc định giá.

a. Các yếu tố có mối liên hệ trực tiếp với BĐS:
a1. Nhóm các yếu tố tự nhiên:
* Vị trí của BĐS: * Kích thước, hình thể, diện tích thửa đất hoặc lô đất: một kích thước và diện tích thửa đất tối ưu khi nó thoả mãn một loại nhu cầu cụ thể của đa số dân cư trong vùng. Ví dụ: tại Hà Nội, với nhu cầu để ở, thì loại kích thước và diện tích tối ưu khi mặt tiền thửa đất từ 4m-5m và chiều sâu thửa đất là từ 10m-15m.
* Địa hình BĐS toạ lạc:
* Hình thức (kiến trúc) bên ngoài của BĐS (đối với BĐS là nhà hoặc là các công trình xây dựng khác):
* Đặc điểm trên mặt đất và dưới lòng đất (độ dày của lớp bề mặt, tính chất thổ nhưỡng, tính chất vật lý…).
* Tình trạng môi trường: môi trường trong lành hay bị ô nhiễm nặng, yên tĩnh hay ồn ào đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị BĐS.
* Các tiện lợi và nguy cơ rủi ro của tự nhiên:
a2. Nhóm các yếu tố kinh tế:
* Khả năng mang lại thu nhập từ BĐS: mức thu nhập hàng năm từ BĐS mang lại sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị của BĐS đó. Khi khả năng tạo ra thu nhập từ BĐS càng cao thì giá chuyển nhượng của nó càng cao và ngược lại.
* Những tiện nghi gắn liền với BĐS: như hệ thống điện, nước, vệ sinh, điều hoà nhiệt độ, thông tin liên lạc. Hệ thống tiện nghi càng đầy đủ và chất lượng càng tốt thì càng làm cho giá trị BĐS càng gia tăng.
a3. Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường:
* Tính hữu dụng của BĐS;
* Nhu cầu loại BĐS trên thị trường.
b. Các yếu tố về pháp lý liên quan đến BĐS:
* Tình trạng pháp lý của BĐS: các giấy tờ chứng thư pháp lý về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, giấy phép xây dựng v.v.. hiện có.
* Các quy định về xây dựng và kiến trúc gắn với BĐS, các hạn chế về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và công trình xây dựng khác gắn với BĐS: tình trạng cho thuê, thế chấp BĐS, tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, sự hạn chế quyền sở hữu chung (ví dụ nhà xây dựng ở các khu vực là đường băng lên xuống của máy bay không được cao quá 3 tầng…).
c. Các yếu tố chung bên ngoài:
c1. Các yếu tố chính trị pháp lý:
c2. Các yếu tố thuộc về kinh tế vĩ mô:
c3. Các yếu tố xã hội:


5. Các nguyên tắc thẩm định giá trong nền kinh tế quốc dân ?

 

Các nguyên tắc định giá tài sản

1. Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất.

–  Nội dung: Mỗi tài sản có thể sử dụng vào nhiều mục đích và đưa lại các lợi ích khác nhau, nhưng giá trị của nó được xác định trong điều kiện tài sản được SDTNVHQN.

–  Cơ sở :

– Yêu cầu :

* Ba điều kiện tối thiểu của IVSC:

– Tài sản đang được sử dụng hoặc được giả định sử dụng trong điều kiện có thực.

– Việc sử dụng phải được phép về mặt pháp lý, phù hợp với thông lệ và tập quán xã hội.

– Tài sản sử dụng phải đặt trong điều kiện khả thi về mặt tài chính.

2. Nguyên tắc thay thế.

– Nội dung: giới hạn trên về giá trị của một tài sản không vượt quá chi phí để có một tài sản tương đương.

3. Nguyên tắc dự kiến lợi ích tương lai.

– Nội dung: giá trị của một tài sản ngang bằng với những lợi ích tương lai mà tài sản sẽ mang lại cho nhà đầu tư.

4. Nguyên tắc đóng góp.

– Nội dung: giá trị của một tài sản hay của một bộ phận cấu thành một tài sản, phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nó làm cho giá trị của toàn bộ tài sản tăng lên hay giảm đi là bao nhiêu.

5. Nguyên tắc cung cầu.

– Nội dung: giá cả trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo là sự thừa nhận có tính khách quan về giá trị thực của tài sản.
Chương III : Tiêu chuẩn thẩm định giá
1. Mục tiêu và nội dung về tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế là gì ?

 


2. Mục tiêu và nội dung về tiêu chuẩn thẩm định giá ASEAN là gì ?

 


3. Những nội dung về tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là gì ?

 

Đợt 1 Bộ Tài chính có Quyết định 24/2005/QĐ-BTC ngày 18 tháng 4 năm 2005 bao gồm 3 tiêu chuẩn: TĐGVN01, TĐGVN03 và TĐGVN 04.

Đợt 2 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định sốQuyết định 77/2005/QĐ-BTC ngày 1 tháng 11 năm 2005, bao gồm 3 tiêu chuẩn là:

– Tiêu chuẩn số 02 (TĐGVN 02) – Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản: Quy định nội dung về giá trị phi thị trường của tài sản và vận dụng giá trị phi thị trường khi tiến hành thẩm định giá tài sản.

– Tiêu chuẩn số 05 (TĐGVN 05) – Quy trình thẩm định giá tài sản: Quy định quy trình thẩm định giá tài sản và hướng dẫn thực hiện quy trình trong quá trình thẩm định giá tài sản.

– Tiêu chuẩn số 06 (TĐGVN 06) – Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản: Quy định những nguyên tắc xác định giá trị của tài sản và hướng dẫn nguyên tắc khi tiến hành thẩm định giá tài sản.

 
TĐGVN 04

  • Tiêu chuẩn số 1 ? : Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản.

 

  • Tiêu chuẩn số 2 ?

 

  • Tiêu chuẩn số 3 ? : Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản.

 

 

  • Tiêu chuẩn số 4 ? :   Báo cáo kết quả, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản.

 

 

  • Tiêu chuẩn số 5 ?

 

 

  • Tiêu chuẩn số 6 ?

 

 

  • Tiêu chuẩn số 7 ?

 

 

Bộ Tài chính vừa ban hành 6 tiêu chuẩn thẩm định giá (đợt 3). Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được ban hành theo quyết định này áp dụng đối với hoạt động thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.

6 tiêu chuẩn thẩm định giá đợt 3 bao gồm: ( Quyết định 129_2008 – 31/12/2008 – BỘ TÀI CHÍNH )

Tiêu chuẩn số 07: TĐGVN 07 – Phương pháp so sánh;
Tiêu chuẩn số 08: TĐGVN 08 – Phương pháp chi phí;
Tiêu chuẩn số 09: TĐGVN 09 – Phương pháp thu nhập;
Tiêu chuẩn số 10: TĐGVN 10 – Phương pháp thặng dư;
Tiêu chuẩn số 11: TĐGVN 11 – Phương pháp lợi nhuận;
Tiêu chuẩn số 12: TĐGVN 12 – Phân loại tài sản.
Chương IV : Các phương pháp định giá bất động sản.

 

Nguyên tắc hoạt động định giá bất động sản

1. Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ định giá bất động sản bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, đăng ký kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân định giá bất động sản).

2. Việc định giá bất động sản phải dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, tính chất, vị trí, quy mô, thực trạng của bất động sản và giá thị trường tại thời điểm định giá.

3. Việc định giá bất động sản phải độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ pháp luật.
1. Những đặc điểm chủ yếu của bất động sản là gì ?

 

1.  Cố định về vị trí.

– BĐS không thể di dời được.

– Giá trị của BĐS chịu tác động của yếu tố môi trường: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội..

– Môi trường thay đổi thì giá trị BĐS thay đổi theo.

2.  Có tính bền vững.

– Bền vững về mặt kỹ thuật.

– Hiệu quả kinh tế được tính về mặt dài hạn.

3.  Mang tính khác biệt.

– Không có hai BĐS giống nhau hoàn toàn.

– Sự khác biệt là yếu tố thuận lợi làm tăng giá trị, song cũng có thể là bất lợi lớn khó khắc phục.

4.  Có tính khan hiếm.

–  Do diện tích đất đai tự nhiên là có giới hạn và BĐS có tính khác biệt, cố định về vị trí.

–  Cung cầu thường mất cân đối: cung < cầu.

–  Đầu cơ về BĐS là hiện tượng phổ biến.

5.  Có giá trị lớn.

– Vì đất đai và chi phí xây dựng các công trình rất lớn.

– Đầu tư BĐS đòi hỏi phải có lượng vốn lớn và dài hạn.

– Tài trợ cho đầu tư BĐS từ nhiều nguồn khác nhau.

6.  Ảnh hưởng lẫn nhau.

–  Thể hiện rõ nhất với các BĐS liền kề.

–  Vai trò Nhà nước: thống nhất quản lý về BĐS.

 


2. Nêu các cách phân loại bất động sản ?

2.1                           Theo đặc tính vật chất

 

–           Đất đai

–           Công trình kiến trúc và các tài sản gắn liền với công trình kiến trúc

–           Tái sản khác khác gắn liền với đất đai.

 

 

2.2   Theo mục đích sử dụng kết hợp với đặc tính vật chất.

Công trình kiến trúc (5 loại)

  Nhà ở dùng cho thuê hoặc bán

  CTKT phụ vụ sx: nhà xưởng. kho tang, mặt bằng

  CTKT có tính chất thương mại: chợ, TTTM.

  CTKT  khác.

Đất đai:

   Dất nông nghiệp ( 8 loại )

   Đất phi nông nghiệp ( 10 loại )

   Nhóm đất chưa sử dụng

 

Bất động sản thẩm định bao gồm:

• Nhà biệt thự – nhà phố – căn hộ.
• Nhà xưởng – kho tàng.
• Khách sạn – Resort – nhà hàng – cao ốc.
• Đất đai và các công trình xây dựng trên đất.
• Trang trại – các công trình công nghiệp và dân dụng khác.

Bất động sản có thể phân thành ba loại:

–  Bất động sản có đầu tư xây dựng: Bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai), bất động sản nhà xưởng và công trình thương mại – dịch vụ, bất động sản hạ tầng, bất động sản trụ sở làm việc, v.v… Nhóm bất động sản nhà đất là nhóm cơ bản, tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp cao, chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường bất động sản của một nước.

–  Bất động sản không đầu tư xây dựng: Đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng, v.v…

–  Bất động sản sản đặc biệt: các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang, v.v…

* Nói cách khác, Bất động sản được xem là đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất đó. Người sở hữu Bất động sản được phép sử dụng, mua bán, cho thuê, làm quà tặng, dùng để ký quỹ, để di chúc lại cho người được thừa hưởng, hoặc để yên Bất động sản của mình.

 


3. Nêu các quyền của chủ thể đối với bất động sản ?

1.  Với đất đai :

– Sở hữu vĩnh viễn          – Thuê theo HĐ              – Quyền sử dụng đất

2.  Đối với công trình:

-Sở hữu vĩnh viễn : phát sinh khi chủ sở hữu đất cũng sở hữu luôn công trình trên đất

– Thuê theo HĐ : Các công trình nằm trên khu đất được đem cho thuê theo HĐ.

– Quyền SH tư nhân về BĐS gồm: quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân định giá bất động sản

1. Thực hiện thỏa thuận theo hợp đồng định giá bất động sản với khách hàng.

2. Giao chứng thư định giá bất động sản cho khách hàng và chịu trách nhiệm về chứng thư đó.

3. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp định giá bất động sản.

4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật; chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về định giá bất động sản.

6. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

7. Thực hiện nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 


4. Đặc điểm của thị trường bất động sản ?

4.1. Cách biệt giữa hàng hoá và địa điểm giao dịch.

– Người ta không thể đưa hàng hoá đến nơi giao dịch.

– Việc giao dịch thường kéo dài qua 3 khâu: đàm phán tại nơi giao dịch – kiểm tra thực địa – đăng ký pháp lý.

4.2. Là thị trường mang tính khu vực.

– Vì có sự không đồng đều giữa các vùng về tự nhiên, trình độ và tốc độ phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội.

– Giá cả BĐS thường chỉ ảnh hưởng trong phạm vi của vùng, địa ph­ương nhất định, ít hoặc chậm ảnh hư­ởng đến các vùng, địa phương khác.

4.3. Là dạng điển hình của thị trường không hoàn hảo.

–  Thông tin về BĐS không phổ biến; tiêu chí đánh giá BĐS là tương đối; không sẵn có các BĐS cùng loại để so sánh; ít người tham gia thị trường và họ cũng thường là người ít có kinh nghiệm mua bán BĐS.

4.4. Cung kém nhạy khi cầu thay đổi.

– Do: đất đai tự nhiên có hạn, khó chuyển đổi mục đích, thời gian đầu tư xây dựng, cây trồng, vật nuôi lâu dài.

– Các nhân tố làm tăng cầu sẽ tạo cơn sốt giá BĐS. Việc kéo giá BĐS  xuống bằng cách tăng cung là rất hạn chế.

–           Một mặt bằng giá mới cao sẽ hình thành và tồn tại lâu dài. Đó là lý do của tình trạng đầu cơ BĐS.

4.5. Phụ thuộc vào sự kiểm soát của Nhà nước.

– Do: thị trờng BĐS là dạng điển hình của loại thị trờng cạnh tranh không hoàn hảo – thiếu tính hiệu quả.

– Mục đích can thiệp: tạo cơ chế thị trờng trong kinh doanh BĐS, đảm bảo cho thị trờng hoạt động lành mạnh, thúc đẩy các thị trường khác cùng phát triển, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư.


5. Nêu các phân loại thị trường bất động sản ?

 

a/ Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi.

Trên thị trường hàng hoá BĐS đối tượng trao đổi là hàng hoá BĐS gồm quyền sở hữu công trình gắn với đất và quyền sử dụng đất có điều kiện. Thị trường này lại có thể chia thành thị trường thị trường BĐS tư liệu sản xuất và thị trường BĐS tư liệu tiêu dùng.

* TTBĐS tư liệu sản xuất: gồm thị trường đất đai (đất ở đô thị, nông thôn; đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu chế xuất, khu công nghiệp..), thị trường BĐS mặt bằng nhà xưởng công nghiệp,..

* Thị trường BĐS tư liệu tiêu dùng: gồm thị trường BĐS nhà ở, BĐS thương mại, văn phòng, các cửa hàng bán lẻ v.v..

* Vừa là TTBĐS TLSX vừa là TTBĐS tư liệu tiêu dùng như: đường sá, cầu cống v.v..

b/ Căn cứ vào khu vực có BĐS:

+ Khu vực đô thị: thị trường đất ở đô thị, thị trường nhà ở đô thị, thị trường BĐS nhà xưởng công nghiệp, thị trường BĐS thương mại, thị trường BĐS công cộng v.v..

+ Khu vực nông thôn: thị trường đất ở nông thôn, thị trường đất nông nghiệp, thị trường đất lâm nghiệp, thị trường nhà ở nông thôn, thị trường đất phi nông nghiệp (đất xây dựng trụ sở, văn phòng làm việc, cửa hàng kinh doanh v.v..), thị trường BĐS nhà xưởng sản xuất nông nghiệp, thị trường BĐS công cộng v.v..

+ Khu vực giáp ranh: thị trường đất ở, nhà ở; thị trường đất nông nghiệp; thị trường BĐS nhà xưởng công nghiệp, sản xuất nông nghiệp; thị trường BĐS công cộng v.v..

c/ Căn cứ theo công dụng của BĐS:

* Thị trường Đất đai (nông nghiệp và phi nông nghiệp)

* Thị trường công trình thương nghiệp (trụ sở, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, cửa hàng…) và công trình công cộng (giao thông, thuỷ lợi, y tế, văn hoá…)

* Thị trường công trình công nghiệp (nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, KCN, KCX…)

* Thị trường Nhà ở (đô thị và nông thôn)

* Thị trường công trình đặc biệt có hàng hoá BĐS là các BĐS phi vật thể được coi như tài nguyên khai thác được (kinh doanh du lịch, v.v..) như di sản văn hoá, di tích lịch sử, v.v..

d/ Căn cứ theo hoạt động trên thị trường BĐS (tính chất kinh doanh):

* Thị trường mua bán chuyển nhượng BĐS

* Thị trường đấu giá quyền sử dụng đất

* Thị trường cho thuê BĐS

* Thị trường thế chấp và bảo hiểm BĐS

* Thị trường dịch vụ BĐS: bao gồm các hoạt động dịch vụ môi giới BĐS, tư vấn BĐS, thông tin BĐS, định giá BĐS, bảo trì bảo dưỡng BĐS v.v..

e/ Căn cứ theo thứ tự thời gian BĐS tham gia thị trường:

+ Thị trường cấp 1: thị trường chuyển nhượng, giao hoặc cho thuê quyền sử dụng đất (còn gọi là thị trường BĐS sơ cấp).

+ Thị trường cấp 2: Thị trường xây dựng công trình để bán hoặc cho thuê.

+ Thị trường cấp 3: Thị trường bán hoặc cho thuê lại các công trình đã được mua hoặc thuê.

————-  Khác ————–

1. Căn cứ vào mức độ kiểm soát của nhà nước:

– Thị trường chính thức hay thị trường có sự kiểm soát của nhà nước.

– Thị trường phi chính thức hay thị trường không có sự kiểm soát của nhà nước.

2. Căn cứ vào tình trạng tham gia thị trường:

– Thị trường chuyển nhượng quyền sự dụng đất.

– Thị trường xác định các công trình bán và cho thuê.

– Thị trường bán hoặc cho thuê BĐS.

3. Căn cứ vào loại hàng hóa BĐS trên thị trường:

– Thị trường đất đai.

– Thị trường nhà ở.

– Thị trường BĐS công nghiệp.

– Thị trường BĐS văn phòng.

– Thị trường BĐS trong dịch vụ.

4. Căn cứ vào tính chất của các giao dịch:

– Thị trường mua bán BĐS

– Thị trường cho thuê và thuê BĐS.

– Thị trường giao dịch các BĐS để thế chấp, bảo hiểm.

– Thị trường giao dịch các BĐS dùng để góp vốn lien doanh.


6. Nêu vai trò của thị trường bất động sản trong nền kinh tế ?

a, Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nơi người mua bán gặp nhau làm cho hoạt động giao dịch thuận lợi.
b. Là nơi thực hiện tái sản xuất các yếu tố sản xuất cho chủ thể kinh doanh bất động sản.
c. Góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới về hoạt động quản lý đất đại, nhà ở, các công trình xây dựng. Đặc biệt là các công trình công cộng, các cơ sở kinh tế khác.
d. Góp phần thúc đẩy ứng dụng và cải tiến khoa học công nghệ, năng cao chất lượng nhà ở, bảo vệ môi trường.
e. Tăng cường quan hệ hợp tác, năng cao trình độ xã hội hoá trong sản xuất kinh doanh. Tạo cơ sở phát triển 1 cách bền vững.

 – Mục đích thẩm định bất động sản để phục vụ cho :
• Bảo toàn tài sản.
• Mua bán, chuyển nhượng.
• Biến động chủ quyền tài sản của doanh nghiệp.
• Cầm cố, thanh lý.
• Tính thuế và hạch toán sổ sách, báo cáo tài chính.
• Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần hóa.
• Đền bù giải tỏa.
• Chứng minh tài sản để du học và vay vốn ngân hàng…

 


7. Những nội dung định giá tài sản theo phương pháp so sánh trực tiếp ?

1.       Phương pháp so sánh trực tiếp

Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp thẩm định đơn giản nhất và trực tiếp nhất. Phương pháp này nhằm xác định giá trị của một bất động sản thông qua những giao dịch những bất động sản tương tự, tức là dựa vào việc so sánh bất động sản sẽ được thẩm định với những bất động sản tương tự và những mức giá thẩm định chúng. Nó dựa vào so sánh “tương tự nhau”, tuy nhiên do không có hai bất động sản nào giống nhau y hệt nên thẩm định giá phải khấu trừ những tính toán thẩm định của mình để xác định sai số/ sự biến đổi của bất động sản. Những sai số/ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng so sánh trực tiếp của bất động sản bao gồm :

1.1    Địa điểm : Mỗi một bất động sản có một vị trí duy nhất. Một số địa điểm, một số vị trí có tính hấp dẫn, nhiều người phải ước ao hơn những vị trí khác do các yếu tố như trong thời gian rất ngắn tới đó sẽ là các cơ sở dịch vụ, cửa hàng, trường học hoặc trung tâm giải trí. Những địa điểm có tính hấp dẫn đó sẽ có giá trị cao hơn những địa điểm kém tính hấp dẫn.

1.2    Điều kiện của bất động sản : Tình hình sửa chữa bất động sản có ảnh hưởng đến giá trị của nó. Ví dụ : hai ngôi nhà được xây dựng y hệt nhau có thể có giá trị khác nhau nếu một trong hai ngôi nhà đó ở trong tình trạng hư nát do phải sửa chữa còn ngôi nhà kia thì được bảo trì tốt

1.3    Tình trạng chiếm hữu

 

1.4    Thời gian : Giá trị thị trường của bất động sản dao động theo thời gian phụ thuộc vào các nhân tố như tình trạng nền kinh tế và cung cầu bất động sản. Do đó những thay đổi về giá trị xuất hiện theo thời gian sẽ có tác động ảnh hưởng đến khả năng so sánh bất động sản bán đã được dùng thẩm định.

Phương pháp so sánh trực tiếp được sử dụng phù hợp nhất khi thẩm định nhà cửa, đất trống và đất nông thôn.

 

* Các b­ước định giá.

– Bước 1: Tìm kiếm thông tin về những BĐS đã giao dịch trong thời gian gần nhất, giống BĐS mục tiêu về 7 yếu tố:

– Tình trạng vật chất của BĐS.

– Đặc điểm về mặt bằng.

– Đặc điểm của các BĐS có liên quan.

– Đặc điểm về vị trí hay địa điểm.

– Tình trạng pháp lý.

– Các điều khoản và điều kiện của giao dịch.

– Bước 2: Kiểm tra và phân tích các giao dịch chứng cớ nhằm đảm bảo tính chất có thể so sánh đ­ợc với BĐS mục tiêu. Để thực hiện tốt b­ớc này, khi kiểm tra và phân tích các giao dịch thị tr­ờng cần phải làm rõ:

+ Nguồn gốc các giao dịch: loại BĐS, địa chỉ của BĐS, diện tích đất, diện tích sàn, thời hạn sở hữu, ngày ký hợp đồng giao dịch, giá cả thanh toán.

            + Tính chất các giao dịch: xác minh tính chất khách quan, hiểu biết và tự nguyện qua trả lời 17 câu hỏi đã nêu.

– Bước 3: lựa chọn một số BĐS có thể so sánh thích hợp nhất. Theo kinh nghiệm, thường lấy từ 3 đến 6 BĐS.

– Bước 4: chỉ ra những yếu tố khác nhau giữa BĐS mục tiêu và BĐS chứng cớ. Tiến hành điều chỉnh giá của BĐS chứng cớ. Nếu BĐS chứng cớ có các yếu tố tốt hơn thì điều chỉnh giảm giá trị của nó xuống và ngư­ợc lại.

– Bước 5: Ước tính giá trị BĐS mục tiêu trên cơ sở các mức giá đã được đã điều chỉnh đối với BĐS chứng cớ.

 

Ưu điểm và hạn chế:

–   Ưu điểm:

 Là phương pháp ĐG: ít gặp khó khăn về kinh tế

 Thể hiện sự đánh giá của thị trường

 Là cở sở của các phương pháp khác

–   Hạn chế:

 Phải có GD về các BĐS tương tự để so sánh.

 Các thông tin chứng cứ mang tính chất lịch sử

 Đòi hỏi TĐV phải có kinh nghiệm,

 

* Ví dụ minh hoạ 01:  Thẩm định giá một lô đất có diện tích 500m2 không có giấy chứng nhận QSD đất, không thuộc diện lấn chiếm đất công, không có tranh chấp, sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993, hiện trạng đất đang sử dụng là đất ở.

–  Giá chuyển nh­ượng đối với đất ở có đầy đủ giấy tờ hợp pháp ở vị trí tương tự lô đất trên là 1.500.000 đ/m2.

– Giá đất theo quy định của UBND địa phương là 1.000.000 đ/m2. Hạn mức đất ở là 150m2.

– Khi xin giấy chứng nhận QSD đất, người sử dụng đất được miễn nộp tiền SDĐ đối với diện tích trong hạn mức và phải nộp 100% tính theo giá đất do Nhà nước quy định đối với diện tích vượt hạn mức.

* Lời giải:

– Tiền SDĐ phải nộp để hợp pháp hoá QSD đất là:

350 m2 x 1.000.000 đ/m2  =  350.000.000 đ.

– Giá trị thị trường của lô đất:

(500 m2 x 1.500.000 m2) – 350.000.000đ = 400.000.000đ.

– Tính bình quân: 400.000.000đ/ 500 m2 = 800.000 đ/m2.

* Ví dụ minh hoạ 02: xem bài tập 04.

* Ưu điểm:

* Hạn chế:

* Điều kiện áp dụng:


8. Những nội dung định giá tài sản theo phương pháp đầu tư ?

 

1.  Cơ sở lý luận: tuân thủ nguyên tắc dự báo lợi ích tương lai

2.  KT định giá: dựa vào thu nhập suy ra quá trình của hòa vốn:

* Kỹ thuật định giá.

–  Đối với BĐS cho thu nhập ổn định:

                           I

            V0 =  ———-

                            R

–  Đối với BĐS cho thu nhập tăng đều hàng năm:

I1

            V0 =  ———–      Trong đó: I1 = I0 ( 1+ g)

                            R

* Các bước định giá:

– Bước 1: Ước tính thu nhập hàng năm mà BĐS mang lại.

– Bước 2: Ước tính các khoản chi phí hàng năm.

– Bước 3: Xác định tỷ lệ lãi thích hợp để tính toán, có thể dựa vào việc phân tích tỷ lệ lãi của các BĐS tương tự

– Bước 4: Dùng công thức vốn hoá tìm giá trị BĐS.

 

* Ví dụ minh hoạ: (Thông tư 114) + bài tập  09, 11.

– Thu nhập bình quân một năm:          (119.900.000 – 54.250.000) : 3 = 21.883.333 đ/ha

– Tỷ lệ chiết khấu trung bình:              (6,5 + 7,0 + 7,5) : 3 = 7,0%

– Giá trị ước tính của thửa đất:           21.883.333 x 100/7 = 312.619.000 đ/ha  – (hay = 31.260 đ/m2)

 

–    Ưu điểm:

 Là phương pháp có cơ sở ký luận chặt ché nhất

 Có thể đạt độ chính xác cao nhất

–   Nhược điểm:

 Có thể thiếu cơ sở dự báo các khoản thu nhập

 Kết quả định giá có độ nhạy cảm lướn trước mỗi thay đổi

 Phân tích thương vụ tương đương cần điều chỉnh nhiều mặt.

–   Điều kiện áp dụng:

  Phù hợp khi ĐG BĐS có khả năng mang lại thu nhập ổn định

  Với BĐS có thu nhập không đều có thể sử dụng DCF ( Phương pháp dòng tiền khác chiết khấu).

 

* Điều kiện áp dụng:

 


9. Những nội dung định giá tài sản theo phương pháp chi phí ?

 

1.  Cơ sở

* Các bước định giá:

– B­ước 1: Ước tính riêng giá trị lô đất thuộc BĐS, bằng cách coi nó là đất trống và đang được SDTNVHQN.

 – B­ước 2: Ước tính chi phí xây dựng mới hiện hành cho những công trình hiện có trên đất.

 – B­ước 3: Ước tính mức độ giảm giá của công trình.

 – Bư­ớc 4: Ước tính giá trị CTXD bằng cách trừ số tiền giảm giá khỏi chi phí xây dựng mới hiện hành.

 -Bư­ớc 5: Tính giá trị BĐS  mục tiêu bằng cách cộng giá trị ­ước tính của mảnh đất với giá trị ước tính của CTXD.

* Các loại chi phí: 

a. Chi phí tái tạo.

 – Là chi phí hiện hành để thay thế công trình mục tiêu bao gồm cả những điểm đã lỗi thời của nó.

– Công trình tái tạo là bản sao chính xác của công trình mục tiêu về: thiết kế, cách trang trí, nguyên vật liệu và kể cả những sai lầm về mặt thiết kế, về tính không hiệu quả hoặc sự lỗi thời của nó.

– Xét về lý thuyết, “chi phí tái tạo” cho giá trị chính xác hơn, nhưng không hiện thực, vì thực tế, rất khó tìm được nguồn tài trợ để tái tạo sự lỗi thời và không hiệu quả.

b. Chi phí thay thế:

– Là chi phí hiện hành để xây dựng mới một công trình có giá trị sử dụng tương đương, nhưng vật liệu, phương pháp và kỹ thuật hiện đại sẽ được sử dụng để xây dựng và loại bỏ tất cả các bộ phận đã bị lỗi thời.

– Thông thường “chi phí thay thế” thấp hơn “chi phí tái tạo”, vì không tính đến chi phí tạo ra các bộ phận lỗi thời và được tính toán dựa trên vật liệu và kỹ thuật hiện đại. “Chi phí thay thế” có tính thực tiễn cao, nên trong thực tế thường được sử dụng nhiều hơn so với “chi phí tái tạo”.

 

Các phương pháp ước tính chi phí:

– Phương pháp thống kê chi tiết nhà xây dựng: người ta tiến hành hạng mục hóa các

nội dung công việc trong tiến hành xây dựng.

– Phương pháp so sánh thị trường: lấy chi phí cho mỗi đơn vị kết cấu xây dựng của công trình mục tiêu.

* Ví dụ minh hoạ:

– Một Trung tâm giải trí 5 năm tuổi có diện tích đất 3.000 m2, diện tích xây dựng là 10.000 m2. Chi phí xây dựng hiện hành ước tính là 1.500 USD/ m2. Tuổi thọ kinh tế của CTXD là 50 năm. Một mảnh đất tương tự vừa được Nhà nước cho thuê 50 năm với mức giá 2.000 USD/ m2.

– Yêu cầu:

Ước tính giá trị của Trung tâm để lập BCTC.

* Lời giải:

– Giá trị thị trường của đất trống:

3.000 m2 x 2.000 USD/ m2 = 6.000.000 USD

–  Chi phí hiện hành của công trình:

10.000 m2 x 1.500 USD/ m2 = 15.000.000 USD

– Mức giảm giá của CTXD:

(5/50) x 15.000.000 USD = 1.500.000 USD

– Chi phí thay thế giảm giá của công trình:

15.000.000 USD – 1.500.000 USD = 13.500.000 USD

– Giá trị ­ước tính của BĐS .

6.000.000 USD  + 13.500.000 USD  = 19.500.000 USD

* Ưu điểm:

* Hạn chế:

* Điều kiện áp dụng:

 

 

10. Những nội dung định giá tài sản theo phương pháp thặng dư ?

 

Cơ sở lý luận : LÀ 1 dạng đặc biệt của  phương pháp đầu tư, nguyên tắc đóng góp giữ vai trò chủ đạo.

 

* Các bước tiến hành:

–  Bước 1:    xác định cách SDTNVHQN cho BĐS mục tiêu.

 – Bước 2: Ước tính tổng giá trị của sự phát triển theo hướng SDTNVHQN, bằng cách sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hay phương pháp đầu tư.

– Bước 3: Ước tính tổng chi phí phát triển, bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí tài chính, các phí khác có liên quan và lợi nhuận của nhà đầu tư xây dựng.

 – Bước 4: Xác định số dư bằng cách lấy lấy tổng giá trị phát triển trừ đi tổng chi phí phát triển.

– Bước 5: Xác định giá trị BĐS mục tiêu bằng cách dựa vào số dư và giá vốn của BĐS mục tiêu.

 

* Ví dụ minh hoạ:

Chính quyền tỉnh X vừa duyệt cho Công ty VINACO xây dựng 5 ngôi nhà trên một mảnh đất có diện tích 1.500 m2. Diện tích được phép xây dựng mỗi ngôi nhà là 180 m2. Các ngôi nhà này sau khi xây dựng sẽ đ­ợc bán với giá ­ước tính là 1.000 triệu đồng. Các chi phí pháp lý liên quan đến việc bán 5 ngôi nhà là 100 triệu đồng. Chi phí quảng cáo, đại lý môi giới bán nhà là 50 triệu đồng.

            Yêu cầu: xác định giá trị mảnh đất và đưa ra lời tư vấn cho VINACO.

Biết rằng: ……

– Thời gian XD công trình và bán BĐS  ước tính là 1 năm.

–  Chi phí xây dựng 2 trđ/m2.

– Chi phí pháp lý khi VINACO nhận QSDĐ là 4% giá đất.

– Các khoản chi phí được tài trợ bằng tiền vay với lãi suất 10%/năm.

– Chi phí xây dựng được tài trợ thành 2 lần. Mỗi lần một nửa số chi phí cần thiết.

– Công ty yêu cầu một khoản lợi nhuận là 100 triệu đồng cho mỗi ngôi nhà và tỷ suất lợi nhuận là 20% trên số vốn đầu tư vào đất.

* Lời giải :

1. Tổng giá trị phát triển :

1.000 trđ x 5 ngôi nhà = 5.000 trđ.

2. Chi phí pháp lý và đại lý khi bán BĐS:

100 trđ + 50 trđ = 150 trđ.

3. Thu thuần về bán BĐS:

5.000 – 150 = 4.850 trđ.

4. Các chi phí phát triển:

– Chi phí xây dựng:

5 ngôi nhà x 180 m2 x 2 tr đ /m2 = 1.800 tr đ.

            – Chi phí tài trợ:

1.800 /2 x 10% +  1.800 /2 x 10% x 0.5 = 135 tr đ.

– Lợi nhuận phát triển:

5 ngôi nhà x 100 trđ = 500 tr đ.

5. Giá trị của CTXD  (số d­ cho đất) = Tổng chi phí phát triển:

1.800 + 135 + 500 =  2.435 tr đ.

Giá trị ­ước tính cho CTXD: = 4.850 – 2.435 = 2.415 tr đ.

6. Giá trị của đất trống: X.

7. Chi phí pháp lý để Công ty có QSD đất: 0.04X.

8. Chi phí cấp vốn khi đầu tư vào đất trống:

(X + 0.04X) x 10% = 0.104X.

9. Tổng chi phí đầu tư vào đất: X + 0.04 X + 0.104X = 1.144X

10. Lợi nhuận yêu cầu: 20% x 1.144X = 0.2288X

11. Giá trị đầu tư vào đất trống: 1.144X + 0.2288 X = 1.3728X.

12 . Giá trị ­ước tính của đất trống: 2.415 = 1,3728X

X = 2.415/ 1,3728 = 1.759,2 trđ.

Tư­ vấn: mua đất với giá tối đa là 1.759,2 trđ.

* Ưu điểm: .Được sử dụng để đánh giá các BĐS có tiềm năng phát triển Là phương  pháp thích hợp để đưa  ra mức giá thực hiện đấu thầu. Mô phỏng lại cách thức phân tích , đánh giá cơ hội đầu tư BĐS.

* Hạn chế:

   Khó khăn trong việc sự dụng tốt nhất , hiệu quả nhất.

   Chi phí và giá bán có thể thay đổi thao điều kiện của thị trường.

   Giá trị cuối cùng rất nhạy cảm với các tham số về chi phí và giá bán.

   Không tính đến giá trị của tiền.

* Điều kiện áp dụng:  —  Điều kiện kinh doanh:

 Phù hợp khi ĐG BĐS có yêu cầu về sự phát triển không phức tạp

 Nhà ĐG phải có nhiều kinh nghiệm

3.       Phương pháp tư bản hóa/ vốn hóa thu nhập : 
Đây là phương pháp chính để thẩm định những bất động sản tạo ra thu nhập. Với những bất động sản tạo ra thu nhập, đất đai và những tòa nhà có thể do một người sở hữu hoặc được người khác thuê. Người thuê cư ngụ trong bất động sản đó theo những điều kiện và điều khoản của hợp đồng thuê mướn đã được thỏa thuận với chủ sở hữu. Người thuê sẽ trả tiền thuê nhà cho người chủ sở hữu do mình đã cư ngụ ở ngôi nhà đó.
Thẩm định viên có thể được yêu cầu tư vấn về giá thuê trên thị trường của bất động sản hoặc thẩm định lại những lợi ích của việc được toàn quyền sử dụng, giải thích mức giá thuê hiện hành và điều kiện thuê.

3.1.   Xác định tiền thuê trên thị trường :

   3.1.1  Xác định chi phí
Sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp, thẩm định viên sẽ xem xét cẩn thận mức giá thuê của bất động sản có thể so sánh được để so sánh với bất động sản được thẩm định. Sử dụng sự tương tự của phương pháp so sánh trực tiếp để đi đến giá trị về mức thuê trên thị trường đối với bất động sản được thẩm định đó.

Khi tư bản hóa thu nhập để nhận được giá trị thị trường thì sử dụng tiền thuê ròng hàng năm. Trong hầu hết các trường hợp, thẩm định viên sẽ so sánh các bất động sản dựa trên tiền thuê ròng của chúng.

Tiền thuê ròng hàng năm =Tổng mức  tiền thuê hàng năm – Trừ đi phí tổn phải bỏ ra

      Những phí tổn phải bỏ ra là những chi phí liên quan đến hoạt động và duy trì bảo dưỡng một tòa nhà. Chúng có thể được phân loại như sau :

  • Do luật pháp quy định
  • Liên quan đến công trình

Nếu tài sản được thẩm định là đối tượng cho thuê thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng việc cho thuê này. Hợp đồng thuê quy định mức giá thuê phải trả và trong đó bao gồm những điều khoản cụ thể về việc sử dụng ngôi nhà, các điều khoản của việc thuê và những chi tiết về tiền thuê. Các vấn đề khác có thể bao gồm :

  • Ngày tháng xem xét để thuê
  • Mức tiền thuê xem xét là theo giá thị trường, chỉ số giá bán tiêu dùng hay mức phần trăm cố định.
  • Điều khoản của hợp đồng cho thuê
  • Khoảng thời gian lựa chọn.
  • Toàn bộ phí tổn phải bỏ ra do người đi thuê trả
  • Những yêu cầu đặc biệt trong hợp đồng thuê đối với người thuê sẽ thực hiện sau khi hết hạn thuê. Ví dụ quét vôi ngôi nhà và tu bổ sửa chữa lại phần trong.

      3.1.2    Xác định giá trị thị trường.

Phương pháp tư bản hóa/ vốn hóa thu nhập tính toán giá trị thị trường khi đã biết thu nhập ròng và tỷ lệ hoàn vốn mong muốn. Những bất động sản đã được bán có thể so sánh được phân tích để xác định lợi tức hoàn vốn mà một người mua bất động sản yêu cầu. Sau đó sẽ áp dụng tỷ lệ này vào mức thuê ròng của bất động sản được thẩm định, phải tính đến khoản tiền sai số do rủi ro.

Phương pháp này đòi hỏi cần phải nhân tỷ lệ hoàn vốn ròng tiền thuê hàng năm từ bất động sản theo năm mua. Số năm mua là số năm thu nhập ròng theo yêu cầu phải bằng với giá mua bất động sản. Thể hiện theo phần trăm, thì số năm mua được xem như là Tỷ lệ tư bản hóa.

Số năm mua : 100
Tỷ lệ hoàn lãi suất từ nhà đầu tư.

Ví dụ, với tỷ lệ hoàn vốn hàng năm hoặc tỷ lệ vốn hóa ở mức 12% thì số năm mua sẽ là :
100/12 = 8.33

Khái niệm và cách dùng thành ngữ “số năm mua” thì ngày nay hiếm thấy dùng. Mức tiền thuê phải được xem xét lại một cách đều đặn và những phí tổn phải bỏ ra ngày càng leo thang, do vậy số năm thể hiện bởi thu nhập hiện tại trong mối quan hệ với giá trị hiện tại của nó không có ý nghĩa đặc biệt gì. Các nhà đầu tư quan tâm hơn đến tỷ lệ hoàn vốn khác nhau thể hiện trong phạm vi lựa chọn hoặc khả năng thay thế tại thời điểm quyết định một vụ đầu tư.

Tỷ lệ vốn hóa phải có được từ những phân tích các thương vụ có thể so sánh được. Tỷ lệ này là một sự phản ánh đánh giá của thị trường về :

  • Độ rủi ro của việc thuê, cường độ thuê, trạng thái thị truờng.
  • Điều kiện tự nhiên và vật chất của bất động sản.
  • Mức giá thuê hiện hành và tiềm năng tiền thuê trong tương lai.
  • Quy mô mà các công trình nâng cấp cải tạo đóng góp vào giá trị sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất cho công trình.
  • “Giá của tiền” hiện hành trên thị trường đầu tư.

Phương pháp tư bản hóa thu nhập dựa vào những giả định sau :

a.  Thu nhập ổn định vĩnh viễn. Thông thường giả định là mức thuê trên thị trường hiện hành sẽ tiếp tục biết được. (Một trong số những nhân tố đóng góp vào điều chỉnh tỷ lệ hoàn vốn là tiềm năng về mức tăng trưởng vốn và tiền thuê)
b.   Rủi ro đối với thu nhập tương lai dự tính vẫn ở mức ổn định. Xin nhắc lại là rủi ro này được phản ánh trong tỷ lệ tư bản hóa.
Lợi thế của phương pháp tư bản hóa thu nhập này là sử dụng rất dễ và đơn giản và giảm từ những thương vụ không khó khăn gì.


11. Nội dung quy trình định giá tài sản ?

 

Khái niệm: Quá trình ĐG TS là quá trình có hệ thống  nhằm giúp TĐV hoạt động 1 cách rõ rang, phù hợp với công tác ĐG

 

—  Quy trình: (6 bước) :

* Bước 1: Xác định vấn đề.

* Bước 2: Lên kế hoạch.

* Bước 3: Thu thập thông tin.

* Bước 4: Phân tích thông tin.

* Bước 5: Chuẩn bị báo cáo.

* Bước 6: Báo cáo định giá.
Chương V : Các phương pháp định giá máy móc thiết bị.
1. Nêu khái niệm, đặc điểm và cách phân loại máy móc thiết bị ?

 

Máy móc : Vật được chế tạo gồm nhiều bộ phận, thường là phức tạp dùng để thực hiện xác định 1 hay loạt công việc chuyên môn nào đó
Thiết bị : Tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ , phụ tùng, cần thiết cho 1 hoạt động nào đó.
Đặc điểm :
– Có thể di dời
– Đa dạng
– Phong phú
– Thay đổi quyền sở hữu dễ dàng
Mục dich TDG máy móc t/bij

Máy móc thiết bị thẩm định giá trị bao gồm :

• Các loại dây chuyền sản xuất – dây chuyền công nghệ.
• Máy khai thác đá, máy công nghiệp, máy công cụ…
• Các phương tiện vận tải như: xe tải, xe du lịch, xe đào, xe cần cẩu, xà lan… và các phương tiện khác.


2. Mục đích và cơ sở giá trị của định giá  máy móc thiết bị là

Mục đích thẩm định giá trị máy móc thiết bị để phục vụ cho:

– Cổ phần hoá
– Liên doanh, thành lập hoạch giải thể D.Nghiệp

– Hạch toán kế toán
– Tính thuế
– Xử lý tài sản trong các vụ án
– Mục đích khác.

• Phục vụ thuê tài chính.
• Bảo hiểm.
• Mua bán, tư vấn.
• Cầm cố, thanh lý.
• Hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.
• Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần hoá.
• Đền bù giải toả.


3. Những nội dung thẩm định giá máy móc thiết bị theo phương pháp so sánh trực tiếp ?

 

 


4. Những nội dung thẩm định giá máy móc thiết bị theo phương pháp chi phí ?

 

 


5. Những nội dung thẩm định giá máy móc thiết bị theo phương pháp thu nhập ?

 

 


6. Những nội dung thẩm định giá máy móc thiết bị theo phương pháp sử dụng ?

 

 


7. Nội dung quy trình thẩm định giá máy móc thiết bị ?

 

 
Chương VI : Cơ sở lý thuyết của các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ?
1. Giá trị doanh nghiệp là gì ?

1.1 Về thuật ngữ giá trị.

Theo Viện Ngôn ngữ học:

– ý nghĩa, tác dụng và lợi ích: Giá trị dinh d­ưỡng, giá trị nghệ thuật, giá trị cuộc sống…

– Thời điểm có hiệu lực: Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký.

– Hao phí lao động kết tinh trong hàng hoá:          Giá trị hàng hoá – C. Mác.

– Đại lượng, số đo: Giá trị của hàm số, giá trị của x.

* Vậy, thuật ngữ “giá trị doanh nghiệp” dùng theo nghĩa nào?

* Theo nghĩa thứ nhất: lợi ích – của DN đối với nhà đầu t­ư.

 

1.2 Đặc điểm của DN: 4 đặc điểm.

            a- Giống: hàng hoá thông thư­ờng.

– Giá bán thay đổi theo cung và cầu, cạnh tranh.

– Có giá thực và có giá ảo.

Kết luận:…………………………………

b- Giống: BĐS –  mỗi DN là một tài sản duy nhất.

Kết luận:……………………………………

c- Khác: DN là tổ chức kinh tế.

Sức mạnh hay giá trị của một tổ chức thể hiện ở đâu?

–  Giá trị tài sản.

– Các mối quan hệ.

Kết luận:……………………………………

d- DN hoạt động vì mục tiêu: lợi nhuận.

Kết luận:…………………………………….

 

1.3 Khái niệm GTDN và một hệ quả quan trọng:

 

–          Khái niệm:  GTDN là biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà DN mang lại cho nhà đầu t­ư trong quá trình kinh doanh.

–          Hệ quả:  Một ph­ương pháp định giá DN chỉ đ­ợc thừa nhận là có cơ sở khoa học, khi nó thuộc vào một trong 2 cách tiếp cận:

+……………………………………………….

Hoặc:

+…………………………………………………


2. Mục đích nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp ?

 

Xácđịnh giá trị doanh nghiệp để làm gì ?  

GTDN là mối quan tâm của 3 loại chủ thể: Nhà n­ước, nhà đầu tư­ và nhà quản trị DN.

  • GTDN là căn cứ để mua bán, hợp nhất hoặc chia nhỏ DN.
  • GTDN là căn cứ để ra các quyết định về quản trị kinh doanh.
  • GTDN là căn cứ để ra các quyết định về đầu t­ư và tài trợ.
  • GTDN là thông tin quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô.


3. Các yếu tố môi trường về kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, khoa học – công nghệ có tác dụng gì với giá trị doanh nghiệp ?

* Có  2 nhóm yếu tô:

Nhóm 1: các yếu tố thuộc về môi tr­ường kD.

2.1.1 Môi tr­ường kinh doanh tổng quát:

* Môi tr­ường kinh tế.

* Môi tr­ường chính trị.

* Môi trường văn hoá – xã hội.

* Môi trư­ờng khoa học- công nghệ.

2.1.2  Môi trư­ờng đặc thù.

* Quan hệ doanh nghiệp với khách hàng.

* Quan hệ doanh nghiệp với nhà cung cấp.

* Môi tr­ường cạnh tranh.

* Mối quan hệ với các cơ quan Nhà n­ớc.

Nhóm 2: các yếu tố thuộc về doanh nghiệp.

2.2.1 Hiện trạng về tài sản trong doanh nghiệp.

2.2.2 Vị trí kinh doanh.

2.2.3 Uy tín kinh doanh.

2.2.4 Trình độ kỹ thuật và tay nghề ng­ười lao động.

2.2.5 Năng lực quản trị kinh doanh.

Kết luận

  • Các yếu tố tác động và các yếu tố cấu thành GTDN là khác nhau.
  • Muốn đánh giá một cách có hệ thống về DN phải dựa vào 13 yếu tố.
  • Có yếu tố khách quan, th­ường xuyên thay đổi, v­ợt khả năng DN.
  • Phần lớn các yếu tố là định tính: việc đánh giá mang tính chủ quan.
  • Sự phức tạp về mặt kỹ thuật và chênh lệch về kết quả đánh giá giữa các chuyên gia kinh tế với nhau, là điều khó tránh khỏi.

 


4. Các yếu tốt về khách hàng, nhà cung cấp, các hãng canh tranh và cơ quan nhà nước có tác động gì tới giá trị doanh nghiệp ?

 

 


5. Các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp như hiện trạng về tài sản doanh nghiệp, vị trí kinh doanh, uy tín kinh doanh, trình độ kỹ thuật và tay nghề người lao động, năng lực quản lý kinh doanh có tác động gì đến giá trị doanh nghiệp ?

 

 


6. Xác định giá trị doanh nghiệp để làm gì ?

 

* Xác định giá trị doanh nghiệp là gì?  3 luận điểm cơ bản:

– Luận điểm 1: GTDN là khái niệm cơ bản khác với giá bán DN trên thị tr­ường.

+ GTDN đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà DN đem lại cho nhà đầu t­ư.

+ Giá bán DN hình thành trên thị tr­ường, chịu thêm tác động của cung, cầu.

+ Giá bán DN có thể chênh lệch rất lớn so với so với thu nhập thực DN tạo ra.

+ Giá ảo của “hàng hoá DN” là mầm mống của phá sản và khủng hoảng kinh tế.

Luận điẻm 2:

+ Nhiều yếu tố ảnh hư­ởng: khách quan, định tính và th­ường xuyên thay đổi.

+ Nhiều yếu tố ảnh h­ưởng muốn định l­ượng buộc phải ấn định chủ quan.

+ Sai số là điều khó tránh khỏi.

+ Yêu cầu đối với TĐV là rất cao: chuyên môn, kinh nghiệm, sự nhạy cảm nghề nghiệp và đạo đức.

–          Luận điẻm 3:

Xác định GTDN là sự ­ước tính bằng tiền với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà DN có thể tạo ra trong quá trình SXKD, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông th­ường của thị trường.


7. Nội dung xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản thuần ?

Ph­ương pháp giá trị tài sản thuần.

Trong đó:

  • V0:  Giá trị TS thuần thuộc về chủ sở hữu DN.
  • VT : Tổng giá trị TS  mà DN đang dùng vào SXKD.
  • VN: Giá trị các khoản nợ.

 

Cách 1:  Xác định V0, VT và VN trên BCĐKT.

  •  Đây là một cách tính toán đơn giản, dễ dàng.
  •  GTDN được minh chứng bằng tài sản hiện có, không phải là cái “có thể”.
  •  Số liệu mang tính lịch sử: phương pháp này chỉ có tính chất tham khảo.
  •  Số liệu tuỳ thuộc cách khấu hao và cách hạch toán hàng tồn kho.

* Hạn chế của phương pháp giá trị tài sản thuần.

* Ưu điểm và khả năng ứng dụng:

Kết luận về phương pháp giá trị tài sản thuần:

  • Mặc dù có hạn chế lớn. Song, với cơ sở kinh tế rõ ràng, nó đã trở thành một trong những phương pháp cơ bản trong hệ thống phương pháp xác định GTDN theo cơ chế thị trường.
  • Ưu điểm của phương pháp này là lý do để giải thích tính khả thi cao và khả năng ứng dụng rộng rãi trong những DN nhỏ.
  • Với những DN lớn, ở các nước trên thế giới, khi cần phải kết hợp nhiều phương pháp với nhau để tính số bình quân, thì GTDN tính theo phương pháp này cũng luôn được các nhà thực hành lựa chọn và đánh giá với trọng số cao nhất.


8. Nội dung xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp. Hiện tại hoá các nguồn tài chính tương lai ?

 

 


9. Nội dung phương pháp xác định giá chứng khoán ?

 

9.1.  Định giá cổ phiếu ưu đãi :

Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu mà công ty phát hành cam kết trả tỷ lệ cổ tức cố định hàng năm và không có tuyên bố ngày đáo hạn. Rõ ràng loại cổ phiếu này có những tính chất giống như trái phiếu vĩnh cửu. Do đó, mô hình định giá trái phiếu vĩnh cửu có thể áp dụng để định

giá cổ phiếu ưu đãi. Giá cổ phiếu ưu đãi được xác định theo công thức sau:

V = Dp/kp

Trong đó : Dp là cổ tức hàng năm của cổ phiếu ưu đãi và kp là tỷ suất chiết khấu thích hợp.

Giả sử REE phát hành cổ phiếu ưu đãi mệnh giá 100$ trả cổ tức 9% và nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận 14% khi mua cổ phiếu này, giá cổ phiếu này sẽ là:  V = $9/0,14 = 64,29$

9.2.  Định giá cổ phiếu thường :

Cổ phiếu thường là chứng nhận đầu tư vào công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu thường được chia lợi nhuận hàng năm từ kết quả hoạt động của công ty và được sở hữu một phần giá trị công ty tương ứng với giá trị cổ phiếu họ đang nắm giữ.  Khi định giá trái phiếu và cổ phiếu ưu  đãi chúng ta thấy rằng giá trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi chính là hiện giá của dòng tiền tệ thu nhập tạo ra cho nhà đầu tư. Tương tự, giá cổ phiếu thường cũng được xem như là hiện giá dòng tiền tệ thu nhập tạo ra cho nhà đầu tư từ cổ phiếu thường. Do đó, mô hình định giá cổ phiếu thường nói chung có dạng như sau:

Công thức tổng quát:

1 Trư­ờng hợp R1 =  R2 =  …  =  Rn  =  d :

2 Nếu dư tăng đều hàng năm theo tỷ lệ k:

3 N năm đầu tăng theo tỷ lệ k, từ năm n+1tăng theo k, :

 

 

 

9.3 Phương pháp định giá cổ phiếu theo tỷ số PE (Price-Earnings ratio)

Phương pháp này đưa ra cách tính giá cổ phiếu rất đơn giản bằng cách lấy lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu nhân với tỷ số PE bình quân của ngành. Ví dụ một công ty kỳ vọng sẽ kiếm được lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 3$ trong năm tới và tỷ số PE bình quân của ngành là 15 thì giá cổ phiếu sẽ là:

Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng nhưng có nhiều hạn chế. Thứ nhất việc định giá cổ phiếu thường không chính xác do phải phụ thuộc vào việc ước lượng lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu. Thứ hai, làm thế nào để chọn được tỷ số PE phù hợp và liệu nhà đầu tư có tin tưởng vào tỷ số PE bình quân của ngành hay không, nếu có thì vẫn còn sai số giữa tỷ số PE của ngành và PE của công ty.

 


10. Nội dung phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần ?

 

* Công thức đã rút gọn:

 

Trong đó:

Pr : lợi nhuận thuần đã điều chỉnh.

i    : tỷ suất chiết khấu.

 


11. Nội dung phương pháp hiện tại hoá dòng tiền thuần ?

 

Ph­ương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF).

 

Công thức tổng quát:

Trong đó:

CFt: khoản thu năm tư.

Vn: giá trị cuối cùng phát sinh vào năm n.

 


12. Nội dung phương pháp định lượng GoodWill (lợi thế tương lai) ?

 

Công thức tổng quát:

 

           

 

 

Trong đó:

ANC: Giá trị tài sản thuần.

GW: Giá trị tài sản vô hình – lợi thế thương mại.

Bt  : Lợi nhuận năm t.

At : Giá trị tài sản – vốn đưa vào kinh doanh .

r : Tỷ suất lợi nhuận “bình thường” của vốn đầu tư.


13. Nội dung phương pháp định giá dựa vào PER (tỷ số giá lợi nhận thuần) ?

 

* Công thức tổng quát:   V0 = Pr   x   PER

 

Trong đó:

V0 : Giá trị doanh nghiệp.

Pr: lợi nhuận thuần dự kiến hàng năm.

PER: tỷ số giá lợi nhuận.

PER = Giá thị trường 1CP/ Lợi nhuận thuần 1CP.

* Ví dụ: Có tài liệu sau về Công ty cổ phần X:

– Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 100.000.

– Tỷ số giá lợi nhuận (PER) những năm gần đây là 30.

– Giá bán trong phiên giao dịch vừa qua là 90đ/cp.

– Dự tính LN ròng đạt được là 220.000 USD/ năm.

Yêu cầu: Ước tính giá trị công ty X và cho nhận xét về mức giá thị trường đối với cổ phiếu của công ty?

* Lời giải:

Nếu trong quá khứ thị trường CK hoạt động tốt thì có thể sử dụng PER = 30 để ước tính GTDN:

+ GTDN = 220.000 USD x 30 = 6.600.000 USD.

+ Giá trị thực ước tính của một cổ phiếu:

6.600.000 USD : 100.000 USD = 66 USD.

+ Giá thị trường hiện hành 90 USD đã đi quá xa giá trị thực, cần đánh giá lại động thái thị trường.

 


14. Nội dung quy trình định giá giá trị doanh nghiệp ?

 

Kết luận chung :

 

1. Các yếu tố ảnh hưởng: định lượng và định tính.

2. Xác định GTDN là công việc ước tính.

3. Không có phương pháp phù hợp cho mọi hoàn cảnh.

4. Kết quả định giá phụ thuộc vào:

a. Khả năng ước lượng các tham số.

b. Quan điểm lợi ích của nhà đầu tư.

5. Một phương pháp được coi là tốt nhất khi: cả người mua và người bán cùng sử dụng để đàm phán về giá cả.

Chương VI : Báo cáo và chứng từ thẩm định giá.

 

 

1. Nội dung của báo cáo thẩm định giá ?

 

 

 

2. Nội dung của chứng từ thẩm định giá ?

 

– Những thông tin cơ bản
– Những căn cứ pháp lý để định giá
– Mô tả đặc điểm về mặt kỹ thuật
– Mô tả đặc điểm về mặt pháp lý
– Những giả thiết và hạn chế trong TDG tài sản
– Kết quả khảo sát thực địa
– Phương pháp thẩm định giá
– Những lập luận về mức giá cuối cùng
– Xử lý những vấn đề phức tạp, không rõ ràng trong quá trình TDG.
– Những quyền lợi và lợi ích cá nhân.
– Tên, chữ ký của thẩm định viên tiến hành TDG tài sản.
– Phục vụ đính kèm báo cáo kết quả TDG.
3. Nội dung mẫu báo cáo, chứng từ thẩm định giá ?

 

M ẫu báo cáo, chứng từ thẩm định giá: là văn bản do Doanh nghiệp, tổ chức TDG lập nhầm công bố cho khách hàng hoặc bên thứ 3 về những nội dung cơ bản liên quan đến TDG tài sản. Về hình thức là 1 bản cô đọng các báo cáo TDG.
Nội dung :
– Mục đích TDG
– Thời điểm TDG
– Các căn cứ TDG
– Các cơ sở giá trị TDG
– Mô tả chính xác TDG
– Ứng dụng các phương pháp TDG
– Kết quả TDG
– Chữ ký của Thẩm định viên và giám đốc tổ chức TDG, đóng dấu của tổ chức TDG.

 

Phụ lục số 01 TĐGVN số 04 :

Mẫu Chứng thư thẩm định giá (áp dụng đối với vật tư, máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ, phương tiện vận tải, hàng hoá khác)

Phụ lục số 02 TĐGVN số 04 :

Mẫu chứng thư thẩm định giá  (áp dụng đối với đất đai, công trình kiến trúc trên đất).

 

Tài liệu tham khảo:

chuyendeluatkinhtetrongthamdinhgiaphan1

chuyendeluatkinhtetrongthamdinhgiaphan2

Giaotrinhluatkinhtetrongthamdinhgiaphan3

NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ :

giaotrinhNguyentacphuongphapphan1

giaotrinhNguyentacphuongphapphan2

giaotrinhNguyentacphuongphapphancuoi

CacphuongphapdinhgiaBDS-BaiTap

Chuyên mục:Uncategorized
  1. Không có bình luận
  1. 18/10/2014 lúc 1:31 chiều
  2. 20/10/2014 lúc 1:26 chiều

Bình luận về bài viết này